- Hội thảo khoa học: "Bộ chỉ số gia đình hạnh phúc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"
- Tọa đàm khoa học "Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội"
- HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CHI ỦY, LÃNH ĐẠO VIỆN VỚI ĐẢNG VIÊN, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
- CHI BỘ VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ: ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- Cuộc thi “Nét đẹp và giá trị gia đình Việt Nam” hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 2024
- Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đi thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ
- Tổng mục lục Tạp chí 2023
- Viện nghiên cứu Gia đình và Giới phát động phong trào thi đua và ký Giao ước thi đua năm 2024
- Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ : “Đầu tư vào Phụ nữ - Đẩy nhanh tiến độ phát triển”
- Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024
48
2624105
NHÓM NGHIÊN CỨU VỀ HẠNH PHÚC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI LÀM VIỆC TẠI HÀ LAN VÀ ITALY
02/06/2017Được sự cho phép của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và thực hiện hoạt động đoàn ra của Đề tài cấp Quốc gia về “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” (mã số ĐTĐL.XH-03/15) do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới là cơ quan chủ trì, trong thời gian 18-30/4/2017, nhóm nghiên cứu do GS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới làm trưởng đoàn, PGS. TS Lê Ngọc Văn, chủ nhiệm đề tài và các cán bộ nghiên cứu của đề tài đã đến làm việc và có các cuộc trao đổi khoa học với các chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc và giảng dạy về khoa học xã hội tại Hà Lan và Italy. |
Ảnh: Nhóm nghiên cứu Việt Nam trao đổi và thảo luận về nghiên cứu hạnh phúc với chuyên gia của Viện Nghiên cứu Xã hội Hà Lan.
Trong thời gian tại Hà Lan, đoàn đã gặp gỡ và trao đổi với nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về hạnh phúc, bao gồm các giảng viên Bộ môn Nhân học/Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Hành vi, Đại học Amsterdam; TS. Meike Bartels, Giáo sư Khoa Khoa học về Sự Vận động và Hành vi, chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu hạnh phúc và mối liên hệ với các yếu tố gien và sinh học, Đại học Free Amsterdam; Giám đốc Nghiên cứu và các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Nghiên cứu Kinh tế học về Hạnh phúc Erasmus (EHERO), Đại học Erasmus Rotterdam. Đây là cơ quan thực hiện những nghiên cứu hạnh phúc chuyên biệt với sự dẫn dắt của TS. Veenhoven R., người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về hạnh phúc ở Hà Lan và trên thế giới; các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội Hà Lan (The Netherlands Institute for Social Research), thuộc Chính phủ Hà Lan, chuyên nghiên cứu về hạnh phúc của người dân liên quan đến các khía cạnh xã hội của tất cả các lĩnh vực chính sách nhà nước bao gồm: y tế, phúc lợi, an sinh xã hội, thị trường lao động , giáo dục..., trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực với nhau. Những báo cáo xuất bản của Viện thường được sử dụng rộng rãi bởi chính phủ, chính quyền địa phương và giới khoa học.
Tại Hà Lan, nhóm nghiên cứu đã chia sẻ một số kết quả bước đầu của đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá”. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đều đánh giá cao phương pháp tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc của Việt Nam ,những kết quả nghiên cứu của đề tài và sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề hạnh phúc của người dân. Nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học tại Hà Lan đã cùng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề phương pháp luận nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, xây dựng chỉ báo và chỉ số tính toán hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc quốc gia, phương pháp thu thập số liệu về hạnh phúc, phân tích số liệu định tính và định lượng về hạnh phúc từ nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận nhân học, tiếp cận từ lý thuyết giới, tiếp cận từ lý thuyết sinh học và tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận xã hội học.
Các trao đổi giữa nhóm nghiên cứu và các học giả tại Hà Lan cho thấy, phương pháp luận nghiên cứu, phương pháp xây dựng chỉ báo và chỉ số đo lường hạnh phúc của đề tài đều có sự tương đồng với các nghiên cứu của các học giả quốc tế và cũng có những đặc trưng, khác biệt do sự khác biệt về điều kiện phát triển kinh tế và văn hóa giữa hai nước.
Những trao đổi với các nhà khoa học Hà Lan cho thấy định hướng chính sách khá rõ trong các nghiên cứu về hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu hạnh phúc ở Hà Lan được chính phủ Hà Lan rất coi trọng. Ở Hà Lan hàng năm đều có điều tra lặp lại về hạnh phúc của người dân, và kết quả nghiên cứu dưới dạng các luận cứ khoa học được coi là một kênh thông tin khoa học giúp cho chính phủ điều chỉnh các chính sách kinh tế-xã hội.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã thu thập và được chia sẻ các tư liệu về nghiên cứu hạnh phúc tại cơ sở dữ liệu về nghiên cứu hạnh phúc của Hà Lan phục vụ cho báo cáo nghiên cứu của đề tài cũng như cập nhật các nghiên cứu mới của học giả quốc tế về nghiên cứu khoa học đối với chủ đề hạnh phúc.
Tại Italy, nhóm nghiên cứu đã có các thảo luận tích cực về nghiên cứu hạnh phúc ở Italy, nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình giữa Việt Nam và Italy.
Trao đổi với các nhà khoa học Italy cho thấy những điểm mới về nghiên cứu hạnh phúc ở một đất nước mà lý tưởng cuộc sống gia đình có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với giáo lý Thiên chúa giáo. Vì vậy nhiều vấn đề gia đình đặt ra trong bối cảnh của thế giới hiện đại (hôn nhân đồng tính, tỷ lệ sinh thấp, già hóa dân số và chăm sóc, mối quan hệ giữa người cha và con, v.v.) đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu. Những xu hướng biến đổi mới của gia đình ở Italy đã gợi ra cho đoàn nhiều ý tưởng về việc phân tích sự thay đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Các thảo luận đã gợi mở các cơ hội hợp tác trao đổi về biến đổi gia đình giữa Việt Nam và Italy của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và các nhà nghiên cứu tại Italy, thông qua Đại học Roma 3.
Các cuộc làm việc tại Hà Lan và Italy là cơ hội và kênh thông tin hiệu quả nhằm giới thiệu kết quả nghiên cứu hạnh phúc ở Việt Nam, chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học về gia đình và giới của Viện cũng như mở ra cơ hội để Viện kết nối với các nhà khoa học quốc tế và trao đổi về các cơ hội giao lưu, hợp tác với giới khoa học quốc tế.
2017
(Nhóm nghiên cứu)
Các tin cũ hơn.................................................
- Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Hướng tới bình đẳng giới tại Việt Nam: Để tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ” (Towards Gender Equality in Viet Nam: Making inclusive growth work for women) (20/07/2016)
- Thông tin Chương trình tài trợ của Quỹ Sumitomo (Nhật Bản) năm 2016 (20/07/2016)
- Hội thảo công bố báo cáo: “Phụ nữ hoạt động nông nghiệp và tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam” (20/07/2016)
- Hội thảo tham vấn: Bình đẳng giới và Tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam (20/07/2016)
- Thông báo về học bổng của Chính phủ Australia (28/03/2016)
- Hội thảo quốc tế: Các chiều cạnh giới của sự tách biệt xã hội: Hướng tới những chính sách toàn diện hơn đối với phụ nữ (20/07/2016)
- Giới thiệu Chương trình Tuyển sinh và Học bổng sau đại học (29/03/2016)
- Hội thảo khoa học quốc tế: Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (28/03/2016)
- Tập huấn về Kinh tế học đáp ứng vấn đề giới và bảo trợ xã hội (12/05/2017)
- Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam (28/03/2016)