Liên kết web
Số lượt truy cập

21

1933479

Chi tiết tạp chíSố 6 - 2014

Hội thảo ban hành Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

Tác giả: Trần Thị Hồng

Trang: 96

Ngày 29/10/2014, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo công bố Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Tham dự hội thảo có đại diện của các tổ chức quốc tế như Cơ quan liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen), Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục liên hiệp quốc (UNESCO), đại diện các cơ quan hữu quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí, đại diện các cơ sở đào tạo báo chí... Mục đích của việc xây dựng Bộ Chỉ số là đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, tạo điều kiện để các tổ chức truyền thông có thể đánh giá một cách hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới và khuyến khích các tổ chức truyền thông làm cho các vấn đề bình đẳng giới được phổ biến công khai và rộng rãi hơn, công chúng có thể nhận biết được, cũng như phân tích những chính sách và việc thực hiện những chính sách đó để có hành động cần thiết tạo sự chuyển biến cho hoạt động bình đẳng giới. Bộ chỉ số này được xây dựng bởi nhóm chuyên gia của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở Việt hóa Bộ chỉ số về Giới trong truyền thông do Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục liên hiệp quốc ban hành năm 2012. Nội dung của Bộ chỉ số được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm của giới và truyền thông. Lĩnh vực A - Các hành động tăng cường bình đẳng giới trong các tổ chức truyền thông, với 5 tiểu nhóm: Cân bằng giới ở cấp ra quyết định; Bình đẳng giới tại công sở và điều kiện làm việc; Bình đẳng giới trong các hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức nhà báo, các tổ chức nghiệp vụ và quản lý khác; Các tổ chức truyền thông thúc đẩy quy tắc đạo đức nghề nghiệp/quy định thực hiện bình đẳng giới trong nội dung truyền thông; Cân bằng giới trong giáo dục và đào tạo. Lĩnh vực B - Phản ánh giới trong nội dung truyền thông, chia làm 2 tiểu nhóm: Tin tức và Thời sự; Quảng cáo. Theo nhóm chuyên gia, Bộ chỉ số tập trung vào các loại hình tin tức, thời sự, quảng cáo do đây là các loại hình được phát sóng hàng ngày, có ảnh hưởng lớn tới công chúng. Mỗi tiểu nhóm đều đề cập cụ thể đến các nội dung: Đối tượng thực hiện; Đối tượng, lĩnh vực tác động; Mục tiêu chiến lược; Các chỉ số; Các phương tiện kiểm chứng. Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trao đổi, tập trung chủ yếu vào việc giải thích, làm rõ các thuật ngữ, từ ngữ trong Bộ chỉ số và kế hoạch thực hiện, áp dụng Bộ chỉ số của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phúc đáp lại các ý kiến trao đổi, nhóm chuyên gia và đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ chỉ số được xây dựng dựa trên Bộ chỉ số sẵn có của UNESCO. Nhóm chuyên gia đã cố gắng nghiên cứu các văn bản pháp luật về báo chí, các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới để điều chỉnh, cụ thể hóa phù hợp với báo chí truyền thông Việt Nam trên cơ sở tôn trọng những nội dung cơ bản của Bộ chỉ số mà UNESCO ban hành. Tuy nhiên, việc chuyển ngữ phù hợp và lượng hóa chính xác các chỉ số gặp nhiều khó khăn. Nhóm chuyên gia mong rằng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, Bộ chỉ số sẽ tiếp tục được điều chỉnh và hoàn thiện. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tập huấn Bộ chỉ số cho các đơn vị báo chí với 2 đợt. Đợt thứ nhất dành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Đợt thứ hai dành cho các nhà báo. Hiện nay, Bộ chí số đã được áp dụng thí điểm ở Đài tiếng nói Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tiếp tục thí điểm ở một số cơ sở báo chí và cơ sở đào tạo báo chí khác. Cũng tại Hội thảo, đại diện UNWomen đã có bài trình bày về một số vấn đề giới trong truyền thông qua kết quả nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Những thông tin trong bài trình bày cho thấy vấn đề bất bình đẳng giới trong truyền thông đang tồn tại ở cả hai lĩnh vực: bất bình đẳng giới trong các tổ chức truyền thông và định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông.n Trần Thị Hồng 96Hội thảo ban hành Bộ chỉ số về giới trong truyền thông Ngày 29/10/2014, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo công bố Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Tham dự hội thảo có đại diện của các tổ chức quốc tế như Cơ quan liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen), Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục liên hiệp quốc (UNESCO), đại diện các cơ quan hữu quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí, đại diện các cơ sở đào tạo báo chí... Mục đích của việc xây dựng Bộ Chỉ số là đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, tạo điều kiện để các tổ chức truyền thông có thể đánh giá một cách hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới và khuyến khích các tổ chức truyền thông làm cho các vấn đề bình đẳng giới được phổ biến công khai và rộng rãi hơn, công chúng có thể nhận biết được, cũng như phân tích những chính sách và việc thực hiện những chính sách đó để có hành động cần thiết tạo sự chuyển biến cho hoạt động bình đẳng giới. Bộ chỉ số này được xây dựng bởi nhóm chuyên gia của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở Việt hóa Bộ chỉ số về Giới trong truyền thông do Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục liên hiệp quốc ban hành năm 2012. Nội dung của Bộ chỉ số được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm của giới và truyền thông. Lĩnh vực A - Các hành động tăng cường bình đẳng giới trong các tổ chức truyền thông, với 5 tiểu nhóm: Cân bằng giới ở cấp ra quyết định; Bình đẳng giới tại công sở và điều kiện làm việc; Bình đẳng giới trong các hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức nhà báo, các tổ chức nghiệp vụ và quản lý khác; Các tổ chức truyền thông thúc đẩy quy tắc đạo đức nghề nghiệp/quy định thực hiện bình đẳng giới trong nội dung truyền thông; Cân bằng giới trong giáo dục và đào tạo. Lĩnh vực B - Phản ánh giới trong nội dung truyền thông, chia làm 2 tiểu nhóm: Tin tức và Thời sự; Quảng cáo. Theo nhóm chuyên gia, Bộ chỉ số tập trung vào các loại hình tin tức, thời sự, quảng cáo do đây là các loại hình được phát sóng hàng ngày, có ảnh hưởng lớn tới công chúng. Mỗi tiểu nhóm đều đề cập cụ thể đến các nội dung: Đối tượng thực hiện; Đối tượng, lĩnh vực tác động; Mục tiêu chiến lược; Các chỉ số; Các phương tiện kiểm chứng. Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trao đổi, tập trung chủ yếu vào việc giải thích, làm rõ các thuật ngữ, từ ngữ trong Bộ chỉ số và kế hoạch thực hiện, áp dụng Bộ chỉ số của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phúc đáp lại các ý kiến trao đổi, nhóm chuyên gia và đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ chỉ số được xây dựng dựa trên Bộ chỉ số sẵn có của UNESCO. Nhóm chuyên gia đã cố gắng nghiên cứu các văn bản pháp luật về báo chí, các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới để điều chỉnh, cụ thể hóa phù hợp với báo chí truyền thông Việt Nam trên cơ sở tôn trọng những nội dung cơ bản của Bộ chỉ số mà UNESCO ban hành. Tuy nhiên, việc chuyển ngữ phù hợp và lượng hóa chính xác các chỉ số gặp nhiều khó khăn. Nhóm chuyên gia mong rằng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, Bộ chỉ số sẽ tiếp tục được điều chỉnh và hoàn thiện. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tập huấn Bộ chỉ số cho các đơn vị báo chí với 2 đợt. Đợt thứ nhất dành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Đợt thứ hai dành cho các nhà báo. Hiện nay, Bộ chí số đã được áp dụng thí điểm ở Đài tiếng nói Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tiếp tục thí điểm ở một số cơ sở báo chí và cơ sở đào tạo báo chí khác. Cũng tại Hội thảo, đại diện UNWomen đã có bài trình bày về một số vấn đề giới trong truyền thông qua kết quả nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Những thông tin trong bài trình bày cho thấy vấn đề bất bình đẳng giới trong truyền thông đang tồn tại ở cả hai lĩnh vực: bất bình đẳng giới trong các tổ chức truyền thông và định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông.

Tổng kết hoạt động tình nguyện tại Cao Bằng

Tác giả: Hà Đông

Trang: 95

Hưởng ứng chương trình tình nguyện do Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát động và được sự ủng hộ của Chi ủy, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Chi đoàn Viện đã chọn lựa Cao Bằng làm địa điểm tình nguyện trong năm 2014. Đây cũng là hoạt động nhằm tiếp nối truyền thống tổ chức các hoạt động tình nguyện cho trẻ em và người già neo đơn ở các khu vực nông thôn/miền núi kết hợp với các chuyến điều tra, công tác của Viện. Trong quá trình thực hiện, Ban chấp hành Chi đoàn Viện đã phát động phong trào trong toàn viện. Sau 1 tháng phát động, hoạt động đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình về tiền, sách vở và quần áo cũ từ các Đoàn viên cũng như đông đảo cán bộ viên chức của Viện. Hoạt động đã được triển khai kết hợp với chuyến đi thực địa tại Cao Bằng của đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”. Triển khai chương trình, ngày 15/11/2014, Chi đoàn Viện đã tổ chức hoạt động tình nguyện tại xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Chi đoàn đã trao tặng 15 suất quà gồm tiền và sách vở, quần áo ấm cho các em học sinh nghèo vượt khó. Đối tượng tặng quà gồm các em mẫu giáo, học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Chi đoàn cũng phối hợp với Đoàn xã Bảo Lạc để trao tặng quần áo cũ cho các em học sinh các cấp, giúp các em sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh của vùng biên. Tuy giá trị món quà không lớn nhưng có ý nghĩa động viên to lớn đối với các em và gia đình. Đồng thời đây cũng là nghĩa tình của đội ngũ cán bộ Viện đối với đồng bào biên giới, nối tiếp truyền thống “lá lành đùm lá rách” tốt đẹp của dân tộc.

Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam

Tác giả: P.V.

Trang: 94

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn chuyên gia nghiên cứu khoa học xã hội Ba Lan tại Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2014, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã có buổi đón tiếp và trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp Ba Lan. Tham dự buổi tiếp đón gồm PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng - Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, cùng các lãnh đạo Viện và một số nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Về phía đoàn học giả Ba Lan gồm có GS.TS. Andrzej Rychard, Viện trưởng Viện Triết học và Xã hội học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Ba Lan (PAS); GS.TS. Jacek Kurczewski, Viện Khoa học xã hội ứng dụng, Đại học Warszawa; GS.TS. Hanna Bojar, GS.TS. Joanna Kurczewska, TS. Piotr Binder; GS.TS. Pawel Sztabinski và GS.TS. Franiszek Sztabinski, Viện Triết học và Xã hội học – PAS. Nội dung của buổi làm việc tập trung vào các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, phương pháp điều tra, nghiên cứu cộng đồng, điền dã, niềm tin xã hội trong các nghiên cứu về gia đình, phụ nữ và giới. Thay mặt cho lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh đã nhiệt liệt chào mừng đoàn đến Hà Nội và làm việc với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đoàn đã nghe giới thiệu tóm tắt về cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, về các nghiên cứu trong lĩnh vực gia đình và giới của Viện trong nhiều năm qua, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu trên lĩnh vực này ở Việt Nam. Các học giả Ba Lan đã giới thiệu một số hướng nghiên cứu nổi bật về khoa học xã hội, về gia đình và giới và các phương pháp nghiên cứu chủ đạo ở Ba Lan hiện nay. Hai bên đã có những trao đổi cụ thể về các hướng nghiên cứu cùng quan tâm, đặc biệt nhấn mạnh đến các hướng nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay và cách thức thực hiện các hợp tác khoa học giữa các nhà khoa học xã hội Ba Lan và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Cuộc tọa đàm là sự kiện giao lưu học thuật, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quan trọng, hữu ích giữa Việt Nam - Ba Lan nhằm góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển nghiên cứu giữa các chuyên gia trong lĩnh vực gia đình và giới của hai nước.

Tin hoạt động khoa học

Tác giả: Phí Hải Nam

Trang: 93

Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học năm 2014, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp cơ sở năm 2014 và nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ cấp Bộ năm 2013-2014 từ ngày 21 đến 26 tháng 11 năm 2014. Thành viên của Hội đồng nghiệm thu là các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu gia đình và giới trong và ngoài Viện. Tham gia các buổi nghiệm thu còn có đại diện của Ban Quản lý khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, các Phòng ban chức năng và các cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới. Trong năm 2014, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới có 11 đề tài cấp cơ sở được chia theo hệ thống đề tài như sau: 1) Nhóm đề tài tổng quan gồm có các đề tài: 1) Tổng quan một số vấn đề về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mâu thuẫn vợ chồng, chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Vân Nương; 2) Tổng quan một số vấn đề lý luận về buôn bán trẻ em , chủ nhiệm đề tài Đặng Bích Thuỷ; 3)Tổng quan việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, chủ nhiệm đề tài Tràn Quý Long; 4) Tổng quan về các chính sách thúc đẩy sự phát triển phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, chủ nhiệm đề tài Đặng Thanh Nhàn. 2) Nhóm đề tài Đặc điểm Gia đình Việt Nam trong lịch sử qua khảo cứu qua sách, báo, tạp chí được chia thành các giai đoạn: 1) Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, chủ nhiệm đề tài Phí Hải Nam; 2) Giai 1946-1954, chủ nhiệm đề tài Lê Thị Hồng Hải; 3) Giai đoạn 1955-1975, chủ nhiệm đề tài Đào Hồng Lê. 3) Nhóm đề tài phân tích số liệu được tiến hành dựa trên những bộ số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới trong những năm gần đây: 1) Một số khía cạnh của các mối quan hệ cơ bản trong gia đình người dân Hà Nội đầu thế kỷ 21 (qua một số cuộc khảo sát gần đây của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới), chủ nhiệm đề tài Lê Ngọc Lân; 2) Một số khía cạnh văn hoá và lối sống của thanh niên Hà Nội qua các cuộc khảo sát gần đây, chủ nhiệm đề tài Trần Thị Hồng; 3) Thái độ đối với ly hôn qua một số cuộc khảo sát gần đây, chủ nhiệm đề tài Trần Thị Cẩm Nhung; 4) Một số khía cạnh giới trong quan hệ vợ chồng của người dân Hà Nội qua các cuộc khảo sát gần đây, chủ nhiệm đề tài Lỗ Việt Phương. Hoạt động nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ cấp Bộ năm 2013-2014 đã được tiến hành với 03 đề tài: 1) Các quan hệ gia đình ở khu vực Bắc Trung Bộ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Hữu Minh; 2) Hệ giá trị gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Bình), chủ nhiệm đề tài PGS.TS Lê Ngọc Văn; 3) Quan niệm, mức độ và các yếu tố tác động tới hạnh phúc gia đình, nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ngãi, chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm. Trên cơ sở các nhận xét và đánh giá của thành viên Hội đồng nghiệm thu, các chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở sẽ hoàn thiện báo cáo cuối cùng, và chủ nhiệm đề tài cấp bộ hoàn thiện nội dung trước khi nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đánh giá chung về kết quả nghiệm thu cấp cơ sở của các đề tài, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, cho rằng, những góp ý, nhận xét của hội đồng và đồng nghiệp tham gia nghiệm thu thực sự là hữu ích cho các chủ nhiệm đề tài cũng như những người tham dự trong việc nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc phân chia đề tài cấp cơ sở có hệ thống sẽ tạo nguồn dữ liệu, tài liệu bổ ích, làm nền tảng cho định hướng nghiên cứu khoa học trong những năm tiếp theo của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.

Tình dục: Quan điểm tiếp cận dưới góc độ giới trong công trình nhân học văn hóa của David Hicks & Margaert A.Gwynne

Tác giả: Hoàng Thị Ái Hoa

Trang: 81-92

Tóm tắt: Từ những năm 1920, 1930 của thế kỷ XX, tình dục đã trở thành một vấn đề của xã hội và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều học giả khắp thế giới. Vào thập kỷ 1960, cùng với cuộc cách mạng tình dục, nghiên cứu về tình dục, tình dục vị thành niên, tình dục đồng giới... tiếp cận dưới góc độ giới được quan tâm nhiều hơn. Tiêu biểu cho lĩnh vực nghiên cứu này, có thể kể đến sự đóng góp của hai tác giả David Hicks & Margaret A. Gwynne, với công trình “Cultural Anthropology” (“Nhân học văn hoá” - Second edition, HarperCollins Publishers, 1996). Nguồn dữ liệu này với cách nhìn từ các nước khác nhau về vấn đề tình dục và sự dày công nghiên cứu của các tác giả cho phép chúng ta vận dụng nó để nghiên cứu, đối sánh với trường hợp của Việt Nam. Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc vấn đề nghiên cứu này.

Khuôn mẫu hôn nhân tiêu biểu trong xã hội Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu giai đoạn từ đầu thế kỷ 21 đến nay

Tác giả: Phan Huyền Dân

Trang: 70-80

Tóm tắt: Bài viết này lựa chọn vấn đề kết hôn, ly hôn và chung sống không kết hôn ở xã hội Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu giai đoạn từ đầu thế kỷ 21 đến nay với mong muốn sẽ góp phần đưa ra những thông tin và phân tích tổng hợp đáng tin cậy về nguyên nhân và tác động của các mô hình và xu hướng hôn nhân ở các nước phát triển, làm tiền đề cho các nghiên cứu soi rọi tình hình thực tế tại Việt Nam trong cùng giai đoạn. Bài viết cho thấy mặc dù ở các nước Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu xu hướng giảm tỷ lệ kết hôn, tăng tỷ lệ chung sống không kết hôn, tăng tỷ lệ ly hôn làm gia tăng nhiều các vấn đề bất ổn trong gia đình, tuy nhiên xã hội và pháp luật đã cởi mở hơn đối với các lựa chọn sắp xếp cuộc sống khác nhau của con người. Xu hướng hôn nhân mới được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn. Tác giả cho rằng cần đánh giá các mô hình hôn nhân ở góc độ khách quan để thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực, từ đó đưa ra được những giải pháp hợp lý.

Sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay

Tác giả: Trương Thị Thu Thủy

Trang: 58-69

Tóm tắt: Dựa trên số liệu khảo sát của Đề tài cấp cơ sở năm 2013 “Định hướng giá trị của vị thành niên và thanh niên làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng trong phát triển làng nghề bền vững” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới tiến hành, bài viết tìm hiểu sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên làng nghề hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của thanh niên làng nghề phần lớn mang tính thiết thân, thực dụng, thực tế. Ba lĩnh vực nghề nghiệp được thanh niên làng nghề đánh giá cao nhất là lực lượng vũ trang, y tế, giáo dục. Có khoảng 1/5 số thanh niên lựa chọn nghề thủ công, và đặc biệt thấp trong lựa chọn nghề là nông dân và công nhân. Thực trạng này cho thấy sự yếu thế của các nghề này trong thang bậc giá trị nghề nghiệp của thanh niên làng nghề hiện nay; và đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu về sự phát triển làng nghề trong thời gian tới ở vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng và trên cả nước nói chung.

Một số vấn đề về nam tính và nghiên cứu nam tính ở Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hà Đông

Trang: 46-57

Tóm tắt: Dựa vào tổng quan các nghiên cứu về nam tính ở Việt Nam, bài viết chỉ ra rằng nghiên cứu nam tính ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống. Các nghiên cứu về nam tính hiện nay tập trung nhiều vào mô tả các khía cạnh tiêu cực của nam tính như sự thống trị của nam giới với những hành vi bạo lực cũng như các hành vi nguy cơ cao nhằm biểu hiện nam tính như sử dụng thuốc phiện hoặc ngoại tình, trong khi các biểu hiện nam tính dưới góc độ vai trò trụ cột kinh tế và sự ưa thích con trai chưa được chú ý nhiều. Vì vậy, việc thúc đẩy các nghiên cứu theo hướng này cần được chú ý trong thời gian tới.

Vấn đề giới và thông tin về biến đổi khí hậu trên truyền hinh

Tác giả: Phạm Hương Trà

Trang: 40-45

Tóm tắt: Dựa trên kết quả phân tích 271 tin, bài liên quan tới biến đổi khí hậu trong 3 tháng từ 1/6/2013 – 31/8/2013 trên 6 chương trình của 2 kênh truyền hình VTV1, Truyền hình Vĩnh Long 1 (THVL1) do Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Viện FES tại Việt Nam nghiên cứu theo phương pháp phân tích định tính trong phân tích nội dung văn bản, bài viết dưới đây tập trung tìm hiểu khía cạnh giới trong quá trình thông tin về biến đổi khí hậu. Nữ giới xuất hiện chủ yếu với vị trí là người dẫn chương trình trong khi phóng viên hiện trường chủ yếu là nam giới. Nam giới cũng xuất hiện với vị trí là nhân vật trung tâm của chương trình và vai trò là người phát biểu đưa ra các ý tưởng, sáng kiến, quan điểm, giải pháp… Trong khi đó nữ giới chỉ là là hình nền hoặc không xuất hiện. Các thông tin nhạy cảm giới trong quá trình đưa tin về biến đổi khí hậu chưa được chú ý.

Bạo lực giữa vợ và chồng ở khu vực Bắc Trung bộ và các yếu tố tác động

Tác giả: Nguyễn Phương Thảo

Trang: 27-40

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Bạo lực giữa vợ và chồng là một vấn đề nhạy cảm trong mối quan hệ vợ chồng trong gia đình. Dựa vào số liệu điều tra tại 6 phường/xã thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, bài viết tìm hiểu thực trạng bạo lực giữa vợ và chồng với 3 nội dung: quan niệm về bạo lực giữa vợ và chồng; các hình thức bạo lực giữa vợ và chồng và các yếu tố tác động; cách ứng phó của người vợ khi bị chồng bạo lực. Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy có nhiều điểm trùng hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây: người dân chưa nhận thức đầy đủ về các hành vi bạo lực, đặc biệt là với các hành vi bạo lực tinh thần; phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình và phụ nữ có học vấn cao, làm việc trong khu vực nhà nước, ở những gia đình có kinh tế khá và sinh sống ở khu vực thành thị ít có khả năng bị chồng bạo hành hơn so với những phụ nữ có học vấn thấp, làm dịch vụ/tiểu thủ công nghiệp hay nông dân, ở những gia đình nghèo và sinh sống ở khu vực nông thôn và điều đáng lưu ý là phụ nữ có thu nhập cao có xu hướng bị chồng bạo lực nhiều hơn phụ nữ có thu nhập thấp; đa số phụ nữ là nạn nhân của hành vi bạo lực của chồng đều lựa chọn giải pháp “đóng cửa bảo nhau” nhằm cải thiện quan hệ vợ chồng. Phát hiện mới ở nghiên cứu này đó là yếu tố tôn giáo có tác động làm giảm hành vi bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình.

Ứng phó của người dân và cộng đồng khi xảy ra bạo lực gia đình đối với người cao tuổi

Tác giả: Lỗ Việt Phương & Trịnh Thị Ngọc Anh

Trang: 15-26

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Dựa trên số liệu của điều tra về Thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn, làm giảm số vụ bạo lực gia đình trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016 được thực hiện tại 4 tỉnh Hải Phòng, Yên Bái, Đà Nẵng và Hậu Giang năm 2012, bài viết tập trung phân tích về thực trạng bạo lực trong gia đình và những ứng phó của người dân cũng như cộng đồng trong việc giải quyết những vụ bạo lực gia đình đối với người cao tuổi. Kết quả phân tích cho thấy ứng phó của người cao tuổi khi bị bạo lực gia đình rất khác nhau. Tuy đánh giá cao vai trò của các tổ chức trong việc can thiệp và giải quyết các vấn đề bạo lực xảy ra đối với người cao tuổi ở cộng đồng, họ thường không tìm đến sự giúp đỡ của các tổ chức này khi sự việc xảy ra trong gia đình.

Mức độ hài lòng về cuộc sống gia đình và các yếu tố liên quan: Một số phát hiện từ nghiên cứu ở Quảng Ngãi

Tác giả: Đặng Thanh Nhàn

Trang: 3-14

File toàn văn đính kèm: Tải về

Tóm tắt: Hài lòng về cuộc sống gia đình là một yếu tố rất quan trọng đối với cá nhân, mỗi gia đình và xã hội. Trên cơ sở nguồn số liệu khảo sát 400 hộ gia đình trong nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ngãi về “Quan niệm, mức độ và các yếu tố tác động đến hạnh phúc và hạnh phúc gia đình”, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi qui logistic để xem xét một số yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về cuộc sống gia đình của người dân. Kết quả phân tích hồi qui logistic cho thấy, mức độ hài lòng của người trả lời về cuộc sống gia đình tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, mức sống, tính ổn định của nghề nghiệp và thu nhập, tình trạng sức khỏe, mức độ thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa vợ và chồng. Việc xuất hiện hành vi bạo lực giữa vợ và chồng có tác động làm giảm đáng kể tỷ lệ hài lòng về cuộc sống gia đình của người dân ở địa bàn nghiên cứu.

Hội thảo ban hành Bộ chỉ số về giới trong truyền thông

Tác giả: Trần Thị Hồng

Trang: 96

Ngày 29/10/2014, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo công bố Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Tham dự Hội thảo có đại diện của các tổ chức quốc tế như Cơ quan Liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen), Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO), đại diện các cơ quan hữu quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội nhà báo Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí, đại diện các cơ sở đào tạo báo chí... Mục đích của việc xây dựng Bộ Chỉ số này nhằm đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, tạo điều kiện để các tổ chức truyền thông có thể đánh giá một cách hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới và khuyến khích các tổ chức truyền thông làm cho các vấn đề bình đẳng giới được phổ biến công khai và rộng rãi hơn, công chúng có thể nhận biết được, cũng như phân tích những chính sách và việc thực hiện những chính sách đó để có hành động cần thiết tạo sự chuyển biến cho hoạt động bình đẳng giới. Bộ chỉ số này được xây dựng bởi nhóm chuyên gia của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, trên cơ sở Việt hóa Bộ chỉ số về Giới trong truyền thông do Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục liên hiệp quốc ban hành năm 2012. Nội dung của Bộ chỉ số được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm của giới và truyền thông. Lĩnh vực A - Các hành động tăng cường bình đẳng giới trong các tổ chức truyền thông, với 5 tiểu nhóm: Cân bằng giới ở cấp ra quyết định; Bình đẳng giới tại công sở và điều kiện làm việc; Bình đẳng giới trong các hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức nhà báo, các tổ chức nghiệp vụ và quản lý khác; Các tổ chức truyền thông thúc đẩy quy tắc đạo đức nghề nghiệp/quy định thực hiện bình đẳng giới trong nội dung truyền thông; Cân bằng giới trong giáo dục và đào tạo. Lĩnh vực B - Phản ánh giới trong nội dung truyền thông, chia làm 2 tiểu nhóm: Tin tức và Thời sự; Quảng cáo. Theo nhóm chuyên gia, Bộ chỉ số tập trung vào các loại hình tin tức, thời sự, quảng cáo do đây là các loại hình được phát sóng hàng ngày, có ảnh hưởng lớn tới công chúng. Mỗi tiểu nhóm đều đề cập cụ thể đến các nội dung: đối tượng thực hiện; đối tượng, lĩnh vực tác động; mục tiêu chiến lược; các chỉ số; các phương tiện kiểm chứng. Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trao đổi, tập trung chủ yếu vào việc giải thích, làm rõ các thuật ngữ, từ ngữ trong Bộ chỉ số và kế hoạch thực hiện, áp dụng Bộ chỉ số của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phúc đáp lại các ý kiến trao đổi, nhóm chuyên gia và đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ chỉ số được xây dựng dựa trên Bộ chỉ số sẵn có của UNESCO. Nhóm chuyên gia đã cố gắng nghiên cứu các văn bản pháp luật về báo chí, các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới để điều chỉnh, cụ thể hóa phù hợp với báo chí truyền thông Việt Nam trên cơ sở tôn trọng những nội dung cơ bản của Bộ chỉ số mà UNESCO ban hành. Tuy nhiên, việc chuyển ngữ phù hợp và lượng hóa chính xác các chỉ số gặp nhiều khó khăn. Nhóm chuyên gia mong rằng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, Bộ chỉ số sẽ tiếp tục được điều chỉnh và hoàn thiện. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tập huấn Bộ chỉ số cho các đơn vị báo chí với 2 đợt. Đợt thứ nhất dành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Đợt thứ hai dành cho các nhà báo. Hiện nay, Bộ chí số đã được áp dụng thí điểm ở Đài tiếng nói Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch tiếp tục thí điểm ở một số cơ sở báo chí và cơ sở đào tạo báo chí khác. Cũng tại Hội thảo, đại diện UNWomen đã có bài trình bày về một số vấn đề giới trong truyền thông qua kết quả nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Những thông tin trong bài trình bày cho thấy vấn đề bất bình đẳng giới trong truyền thông đang tồn tại ở cả hai lĩnh vực: bất bình đẳng giới trong các tổ chức truyền thông và định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông.

Tổng kết hoạt động tình nguyện tại Cao Bằng

Tác giả: Hà Đông

Trang: 95

Hưởng ứng Chương trình tình nguyện do Đoàn Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát động và được sự ủng hộ của Chi ủy, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Chi đoàn Viện đã chọn lựa Cao Bằng làm địa điểm tình nguyện trong năm 2014. Đây cũng là hoạt động nhằm tiếp nối truyền thống tổ chức các hoạt động tình nguyện cho trẻ em và người già neo đơn ở các khu vực nông thôn/miền núi kết hợp với các chuyến điều tra, công tác của Viện. Trong quá trình thực hiện, Ban chấp hành Chi đoàn Viện đã phát động phong trào trong toàn Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Sau 1 tháng phát động, hoạt động đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình về tiền và hiện vật bao gồm sách vở và quần áo ấm từ các Đoàn viên cũng như đông đảo cán bộ viên chức của Viện. Hoạt động đã được triển khai kết hợp với chuyến đi thực địa tại Cao Bằng của đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”. Ngày 15/11/2014 tại tỉnh Cao Bằng, Chi đoàn Viện đã tổ chức hoạt động tình nguyện tại xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc. Chi đoàn đã trao tặng 15 suất quà gồm tiền và sách vở, quần áo ấm cho các em học sinh nghèo vượt khó. Đối tượng tặng quà gồm các em mẫu giáo, học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Chi đoàn cũng phối hợp với Đoàn xã Bảo Lạc để trao tặng quần áo ấm cho các em học sinh các cấp để giúp các em sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh của vùng biên. Tuy giá trị món quà không lớn nhưng có ý nghĩa động viên to lớn đối với các em học sinh và gia đình. Đồng thời đây cũng là nghĩa tình của đội ngũ cán bộ Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đối với đồng bào biên giới, nối tiếp truyền thống “lá lành đùm lá rách” tốt đẹp của dân tộc.

Tọa đàm Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu gia đình và giới ở Ba Lan và Việt Nam

Tác giả: P.V.

Trang: 94

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn chuyên gia nghiên cứu khoa học xã hội Ba Lan tại Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2014, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã có buổi đón tiếp và trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp Ba Lan. Tham dự buổi tiếp đón gồm PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng - Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, cùng các lãnh đạo Viện và một số nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Về phía đoàn học giả Ba Lan gồm có GS.TS. Andrzej Rychard, Viện trưởng Viện Triết học và Xã hội học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Ba Lan (PAS); GS.TS. Jacek Kurczewski, Viện Khoa học xã hội ứng dụng, Đại học Warszawa; GS.TS. Hanna Bojar, GS.TS. Joanna Kurczewska, TS. Piotr Binder; GS.TS. Pawel Sztabinski và GS.TS. Franiszek Sztabinski, Viện Triết học và Xã hội học – PAS. Nội dung của buổi làm việc tập trung thảo luận về phương pháp nghiên cứu Xã hội học, phương pháp điều tra, nghiên cứu cộng đồng, điền dã, niềm tin xã hội trong các nghiên cứu về gia đình, phụ nữ và giới. Thay mặt cho lãnh đạo Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, PGS.TS Nguyễn Hữu Minh đã nhiệt liệt chào mừng đoàn đến Hà Nội và làm việc với các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đoàn đã nghe giới thiệu tóm tắt về cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, về các nghiên cứu trong lĩnh vực gia đình và giới của Viện trong nhiều năm qua, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu trên lĩnh vực này ở Việt Nam. Các học giả Ba Lan đã giới thiệu một số hướng nghiên cứu nổi bật về khoa học xã hội, về gia đình và giới và các phương pháp nghiên cứu chủ đạo ở Ba Lan hiện nay. Hai bên đã có những trao đổi cụ thể về các hướng nghiên cứu cùng quan tâm, đặc biệt nhấn mạnh đến các hướng nghiên cứu trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay và cách thức thực hiện các hợp tác khoa học giữa các nhà khoa học xã hội Ba Lan và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới. Cuộc tọa đàm là sự kiện giao lưu học thuật, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quan trọng, hữu ích giữa Việt Nam - Ba Lan nhằm góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác phát triển nghiên cứu giữa các chuyên gia trong lĩnh vực gia đình và giới của hai nước.