-
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”
-
Hội thảo khoa học: Báo cáo kết quả sơ bộ nghiên cứu khoa học năm 2019 Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
-
Tọa đàm khoa học: “Nguồn lực của người cao tuổi trong phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam: Bối cảnh Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản”
-
Hội thảo quốc gia: “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - Khuyến nghị chính sách”
-
Trao đổi khoa học với Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc về vấn đề “Phụ nữ và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường”
-
Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở năm 2018 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
-
Lễ Công bố và trao quyết định bổ nhiệm Quyền Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới
-
Hội thảo khoa học quốc gia: “Lao động nữ chưa qua đào tạo - Những vấn đề xã hội trong kỷ nguyên số”
-
Hội thảo khoa học: Báo cáo kết quả sơ bộ nghiên cứu khoa học năm 2018 Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
-
Hội thảo quốc tế: "Tăng cường sự tham gia xã hội trong chăm sóc người cao tuổi: Đối thoại chính sách và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn giữa các cộng đồng địa phương ở Việt Nam, Nhật Bản và Vương quốc Anh"
18
242308
Hoạt động nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 2016 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
27/06/2017Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học năm 2016, trong hai ngày 7-8/12/2016, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp cơ sở năm 2016 của Viện. Tham gia các Hội đồng nghiệm thu là các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài Viện, đại diện phòng QLKH và HTQT và các thành viên của đề tài. |
8 đề tài khoa học cấp Viện đã được nghiệm thu bao gồm:
1/ Đề tài “Phụ nữ đơn thân ở Việt Nam qua khảo sát trường hợp tại Hà Nội” do Ths. Vũ Thị Cúc làm chủ nhiệm. Đề tài nêu lên một số đặc điểm của phụ nữ đơn thân, nguyên nhân và hệ quả xã hội, hệ thống hóa được các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến vấn đề phụ nữ đơn thân.
2/ Đề tài “Vai trò người con cả trong gia đình đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Khảo sát trường hợp tại xã hạ Bằng huyện Thạch Thất” do Ths. Lê Thị Hồng Hải làm chủ nhiệm. Đề tài tìm hiểu quan niệm về vai trò của người con cả trong gia đình; việc thực hiện vai trò của người con cả trong gia đình nông thôn trong thời gian qua: những thuận lợi, khó khăn, những áp lực mà người con cả phải đối mặt; những chiến lược/giải pháp của người con cả để thực hiện vai trò của mình trong gia đình.
3/ Đề tài “Biến đổi chất lượng dân số trẻ em dưới 6 tuổi trong giai đoạn 2000 – 2015 (qua phân tích một số cuộc khảo sát quốc gia)’ do Ths. Trần Quý Long làm chủ nhiệm. Đề tài phân tích sự biến đổi chất lượng dân số trẻ em dưới 6 tuổi và các yếu tố ảnh hưởng; phân tích những cơ hội và thách thức về chất lượng dân số trẻ em dưới 6 tuổi trong giai đoạn tiếp theo.
4 / Đề tài “Biến đổi chức năng tâm lý - tình cảm của các gia đình ở các nước trên thế giới và Việt Nam” do Ths. Nguyễn Hà Đông làm chủ nhiệm. Đề tài phân tích thực trạng biến đổi chức năng tâm lý-tình cảm của các gia đình trên thế giới và Việt Nam; và phân tích các yếu tố tác động đến sự thay đổi chức năng đó.
5/ Đề tài “Phân công lao động và quyền quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình dân tộc thiểu số” do Ths. Trần Thị Thanh Loan làm chủ nhiệm. Đề tài nhận diện một số chiều cạnh về phân công lao động và quyền quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình dân tộc thiểu số ở hai hình thức gia đình mẫu hệ và phụ hệ trong 5 năm gần đây.
6/ Đề tài “Tuổi kết hôn lần đầu và một số yếu tố tác động qua phân tích một số cuộc khảo sát” do Ths. Trần Thị Cẩm Nhung làm chủ nhiệm. Đề tài tổng quan các nghiên cứu đã có về tuổi kết hôn lần đầu và phân tích cơ sở dữ liệu sẵn có của một số cuộc khảo sát gần đây nhằm tìm hiểu về khuôn mẫu tuổi kết hôn lần đầu hiện nay ở Việt Nam và các yếu tố tác động đến tuổi kết hôn lần đầu.
7/ Đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong làng nghề truyền thống (qua nghiên cứu 2 làng nghề truyền thống tại Hà Nội)” do Ths. Nguyễn Đức Tuyến làm chủ nhiệm. Đề ttài tổng quan để phát hiện những vai trò trong gia đình của phụ nữ làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tiến hành nghiên cứu định tính bước đầu 2 làng nghề ở Hà Nội để làm rõ hơn vai trò trong gia đình của người phụ nữ trong làng nghề truyền thống.
8/ Đề tài “Ảnh hưởng của mối quan hệ vợ chồng đến quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ (qua khảo sát tại Ninh Bình)” do Ths. Bùi Hương Trầm làm chủ nhiệm. Đề tài nhận diện quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ và phân tích ảnh hưởng của mối quan hệ vợ chồng tới quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ.
Các Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của 8 đề tài. Các đề tài đều thực hiện tốt, đầy đủ các mục tiêu nghiên cứu, triển khai và thu thập thông tin phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra Kết quả, có 6 đề tài đạt loại khá và 2 đề tài đạt loại xuất sắc.
2017
Vũ Thị Cúc
Các tin cũ hơn.................................................
- Đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường xã hội và kinh tế đến bạo lực gia đình hiện nay” (26/05/2017)
- Đề tài cấp Bộ: “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” (26/05/2017)
- Tọa đàm: Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam (06/05/2017)
- Tiến độ thực hiện đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” (Mã số ĐTĐL.XH-03/15) (17/05/2017)
- Hội thảo khoa học: Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (06/01/2017)
- Hội thảo khoa học: Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong nghiên cứu tầng lớp trung lưu và gia đình trung lưu ở Việt Nam (06/01/2017)
- Hội thảo khoa học: Ảnh hưởng của phong tục tập quán các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc đến hiệu quả xây dựng nông thôn mới (06/01/2017)
- Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2015 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (11/05/2017)
- Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” (Mã số KX02.21/11-15) (19/05/2016)
- Tin hoạt động khoa học: nghiệm thu các đề tài cấp cơ sở 2015 (06/01/2017)