Liên kết web
Số lượt truy cập

26

2012170

Các phòng và trung tâm nghiên cứu

Phòng Nghiên cứu Phụ nữ và Giới

23/06/2022
Trưởng phòng: Trần Thị Hồng
Học vị: Tiến sĩ xã hội học
Email: hong_xhh@yahoo.com
Đt: 024 3933 4622

 

 

Giới thiệu về Phòng

Phòng nghiên cứu Bình đẳng giới thực hiện chức năng: nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên cứu về giới, nghiên cứu thực tiễn về thực trạng bất bình đẳng nam nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, lao động - việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, gia đình v.v; Đánh giá các chính sách có liên quan trực tiếp đến phụ nữ, bình đẳng giới; Kết hợp hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động khác như đào tạo, tư vấn nhằm nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu khoa học cho các cán bộ trong phòng.

Hiện nay, phòng NC Bình đẳng giới có 4 cán bộ nghiên cứu có trình độ thạc sỹ trở lên. Trong những năm qua, Phòng NC Bình đẳng giới đã triển khai nhiều nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, gồm có: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về giới và phát triển; Những vấn đề lý luận cơ bản về giới và kinh nghiệm giải quyết vấn đề giới ở một số nước trên thế giới; Những vấn đề cơ bản về giới ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020; Giá trị con cái trong gia đình Việt Nam; Giới và lao động việc làm ở khu vực nông thôn kể từ khi gia nhập WTO; Một số vấn đề giới ở khu vực phi chính thức trong giai đoạn hiện nay; Chăm sóc trẻ em trong gia đình dưới góc độ giới trong bối cảnh toàn cầu hoá; Một số khía cạnh giới trong quan hệ vợ chồng, v.v.

Kết quả nghiên cứu đã đóng góp quan trọng vào việc cung cấp dữ liệu thực tiễn, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị  các chính sách nhằm góp phần cải thiện quan hệ giới và tăng cường năng lực vị thế phụ nữ trong giai đoạn Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập.

Trong 5 năm tới, các lĩnh vực mà Phòng NC Bình đẳng tập trung nghiên cứu gồm có:

(1) Nghiên cứu thực tiễn về các chủ đề:

  • Bình đẳng giới trong đời sống gia đình, tập trung vào vấn đề lao động không được trả công;
  • Bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số;
  • Bạo lực trên cơ sở giới: tập trung vào lạm dụng, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái;

(2). Phân tích, đánh giá thực trạng lồng ghép giới trong các văn bản pháp luật.

 

Các xuất bản phẩm chính của cán bộ trong phòng

Sách/Bài trong sách:

  • Lỗ Việt Phương. 2014. Chương I, Chương II, Chương IIII, Chương IV. Trong: Nguyễn Hữu Minh (chủ biên). Đời sống văn hóa của cư dân Hà Nội. NXb Khoa học xã hội. Hà Nội.
  • Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng. 2011, “Bạo lực giữa người vợ và người chồng trong gia đình”. Trong: Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam: những kết quả chính từ cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 2006. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Tr 57-75 (tiếng Việt và tiếng Anh).
  • Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng. 2011. Báo cáo chuyên đề “Thái độ của thanh niên Việt Nam về một số vấn đề xã hội”. Tổng cục DS-KHHGĐ, Quỹ Dân số LHQ và Ngân hàng ADB xuất bản. Tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Trần Thị Hồng, 2008, “Khuôn mẫu giới trong gia đình” và “Hình ảnh giới trên phương tiện truyền thông đại chúng”. Trong: Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (chủ biên). Bình đẳng giới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội
  • Lỗ Việt Phương. 2008. Chương 8: Vai trò giới trong việc chăm sóc sức khỏe. Trong: Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (chủ biên). Bình đẳng giới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học Xã hội. Hà Nội.
  • Trần Thị Hồng. 2004. Chức năng tâm lý tình cảm của gia đình Việt Nam. Trong: Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (chủ biên):  Thực trạng và những vấn đề đặt ra của gia đình Việt Nam hiện nay.

Bài  tạp chí:

  • Lỗ Việt Phương. 2015. Các yếu tố tác động đến đóng góp thu nhập của người chồng trong các gia đình Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 3. tr. 3-13.
  • Nguyen Huu Minh, Tran Thi Hong. 2014. Attitudes of Vietnamese Youths toward marriage and Family Issues. Sociology. Volume 2, number 2, page 11-21 (in English).
  • Nguyen Huu Minh, Tran Thi Hong, Tran Thi Cam Nhung. 2014. Gender-based Violence: Some Aspects on the Law and Policy in Vietnam. Vietnam Social Sciences Journal. No. 4 (162). Pg. 37-47 (in English).
  • Trần Thị Hồng, Lê Thị Hồng Hải. 2014. Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu bạo lực gia đình đối với người cao tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, tr 1-7.
  • Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng, Trần Thị Cẩm Nhung. 2014. Bạo lực trên cơ sở giới: Một số khía cạnh về luật pháp và chính sách ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 3, tr 34-50.
  • Vũ Thị Cúc. 2014. Lao động nữ trong khu vực phi chính thức hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, tr 74-83.
  • Lỗ Việt Phương, Trịnh Thị Ngọc Anh. 2014. Ứng phó của người dân và cộng đồng khi xảy ra bạo lực gia đình đối với người cao tuổi. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 15-26
  • Trần Thị Hồng. 2013. Các yếu tố tác động tới hành vi tụ tập gây rối của thanh thiếu niên Việt Nam (phân tích số liệu Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 2003 và 2009). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr 64-75.
  • Lỗ Việt Phương. 2013. Một số hình thức thể hiện tình cảm vợ chồng trong gia đình. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, tr. 27-37
  • Vũ Thị Cúc. 2013. Quan niệm của cha mẹ về giá trị con cái trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ở xã Bảo Khê và phường Lê Lợi thành phố Hưng Yên). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, tr. 85-94.
  • Trần Thị Thanh Loan. 2013. Sự biến đổi về số con trong gia đình hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 18-27.
  • Lỗ Việt Phương. 2012. Một số yếu tố tác động đến trí nhớ và khả năng hồi tưởng của người cao tuổi ở Khánh Mậu (Yên Khánh, Ninh Bình). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 26-37.
  • Trần Thị Hồng. 2012. Hành vi tự tử của thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và các yếu tố tác động. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, tr 65-77.
  • Trần Thị Thanh Loan. 2012. Nhận thức về nguyên nhân và hậu quả của hiện tuợng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 38-47.
  • Trần Thị Hồng. 2011. Thực trạng hút thuốc lá của thanh thiếu niên Việt Nam và các yếu tố tác động. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 44-57.
  • Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng. 2011. Biến đổi thái độ về tình dục của thanh thiếu niên Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội (Viện Phát triển bền vững Nam bộ). Số 3, tr. 26-34.
  • Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng. 2011. Sự thay đổi thái độ về việc làm và cuộc sống vật chất của thanh niên Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 2, tr. 21-34.
  • Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng. 2011. Thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 4, tr. 3-14.
  • Trần Thị Thanh Loan. 2011. Thực trạng sử dụng rượu bia trong nam thanh thiếu niên Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 32-43.
  • Lỗ Việt Phương. 2011. Quan hệ cha mẹ và con cái trong gia đình nhìn từ góc độ giới. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 5, tr. 31-43.
  • Vũ Thị Cúc. 2010. Bước đầu tìm hiểu nhận thức khái niệm giới và bình đẳng giới của người dân hiện nay . Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 3, tr. 13-24.
  • Trần Thị Hồng. 2009. Tình trạng sử dụng biện pháp tránh thai trong quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 30-42.
  • Trần Thị Hồng. 2009. Quan hệ vợ chồng trong đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực tế và các yếu tố tác động.  Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 2, tr. 14-25.
  • Vũ Thị Cúc. 2009. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề giới. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 3, tr. 55-63
  • Trần Thị Hồng. 2008. Quan hệ tình dục trước hôn nhân của vị thành niên và thanh niên Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 2, tr. 53-67.
  • Vũ Thị Cúc. 2007. Vấn đề thu nhập và quyền quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Phù Linh huyện Sóc Sơn). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 6, tr. 41-52.

Các tin cũ hơn.................................................